Cát Nhi: Góc nhìn tạo nên sự khác biệt
Lớn lên với sách - với muôn vàn câu hỏi vì sao
❓Chiếc ghế sofa được làm từ gì nhỉ?
❓ Tại sao cá voi và cá heo giống cá mập nhưng chúng lại không phải là cá? Tự nhiên đã thúc đẩy sự tiến hóa của chúng thế nào?
❓ Làm sao các nhà khoa học có thể đo lường được Trái Đất rộng thế nào trong quá khứ?
Cát Nhi từ nhỏ đã lớn lên với sách - với muôn vàn câu hỏi vì sao. Từ khi biết đọc, mỗi năm cô bạn cao thêm vài phân thì độ dày những quyển sách (và tất nhiên mắt kính của cô bạn) cũng được độn lên mấy phần.
Là nhà du hành nhỏ trong thế giới quanh co nhiều màu sắc, Cát Nhi luôn khao khát đi tìm câu trả lời cho mọi câu hỏi “Tại sao” từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những buổi nói chuyện lớn nhỏ với thầy cô bạn bè đến chuỗi nhiều ngày dài đọc tài liệu nghiên cứu khoa học cùng chiếc laptop, thế giới quan của Cát Nhi ngày càng rộng lớn. Cho đến một ngày năm 15 tuổi, cô gái nhỏ bắt đầu gặp phải những câu hỏi không thể tìm ra câu trả lời chính xác từ sách giáo khoa:
❓ Tại sao chúng ta lại không thể cân bằng giữa việc phát triển kinh tế xã hội song song với việc bảo vệ môi trường?
❓Tại sao hầu hết các doanh nghiệp xã hội đều thất bại trong hai năm đầu? Đâu là giải pháp?
Nhà du hành nhỏ trong thế giới quanh co nhiều màu sắc
Đứng trước những câu hỏi không có câu trả lời đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn xung quanh, Cát Nhi đã đi đến một quyết định táo bạo:
“Mình sẽ tới Hoa Kỳ và sẽ cùng các giáo sư hàng đầu nơi đây sáng tạo ra các tri thức mới”
Là một người yêu khoa học, Cát Nhi hiểu rõ nguyên tắc: “Muốn đi xa thì đi cùng nhau, muốn nhìn xa thì đứng trên vai người khổng lồ.”
Thế là cô bé 15 tuổi đã chủ động liên hệ đến 2 MiYork, trở thành em út của gia đình MiYork vào thời điểm đó và nhanh chóng trở thành một trong những thành viên năng động nhất của cộng đồng.
Cát Nhi đã cùng với các cố vấn tại MiYork dành nhiều tuần để tìm hiểu về ước mơ nghề nghiệp của em và vấn đề xã hội em quan tâm, để từ đó tạo ra 1 câu chuyện thú vị gửi đến hội đồng tuyển sinh:
“Nhà kinh tế học trẻ sẽ thúc đẩy cách mạng kinh tế xanh toàn cầu”
Dưới sự hỗ trợ của các anh chị cố vấn và các thành viên tại MiYork, Nhi đã thành lập tổ chức Vietnam Project Database - Nền tảng kết nối cơ hội hoạt động xã hội cho học sinh với hơn 6,000 người theo dõi. Cô bạn cũng là chủ tịch tổ chức GlobEcom, nơi Cát Nhi quản lý hơn 70 thành viên chia sẻ các kiến thức kinh tế thú vị, dịch nhiều trang Wikipedia kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Anh và cùng nhau ôn luyện các kỳ thi A-Level, IB, AP và Olympic Kinh Tế Quốc Tế.
Cát Nhi cũng là trưởng ban tổ chức của chuỗi webinar hướng nghiệp trực tiếp với hơn 1,000 bạn đăng ký, thành công mời được các diễn giả từ nhiều đại học hàng đầu tư Stanford, Harvard, và Duke. Dự án cũng được điểm tin trên báo Thanh Niên như một dự án tiêu biểu có tác động tích cực đến cộng đồng học sinh - sinh viên.
Để tiến gần hơn với chân trời của riêng mình, Nhi đã tự học SAT và kinh tế, toán và xác suất thống kê cao cấp ngay tại những năm cấp 3. Khả năng tự học của Cát Nhi cũng khiến tất cả mọi người không khỏi ngưỡng mộ: 1590 SAT và đạt giải Nhì trong Kỳ thi Olympic Kinh tế Việt Nam, cùng nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế khác.
Nếu thế giới chưa có câu trả lời - ta sẽ tạo ra tri thức mới
Biết rằng Cát Nhi có ước mơ trở thành 1 nhà kinh tế học trong tương lai, cùng với việc cô bạn đã có nền tảng kiến thức rất vững vàng với bộ môn kinh tế và xác suất thống kê, cố vấn của MiYork đã nhận Cát Nhi làm trợ lý nghiên cứu cho dự án về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp xã hội của mình tại ĐH Bắc Kinh. Đồng thời, cố vấn của MiYork giới thiệu cho Cát Nhi làm trợ lý cho giáo sư khoa Nghiên cứu xã hội và Chính sách học tại ĐH New York, để em tham gia dự án nghiên cứu về chính sách phòng chống Covid-19 toàn cầu.
Nhờ sự siêng năng, chăm chỉ và nhạy bén, Cát Nhi đã hỗ trợ rất nhiều cho hai nghiên cứu và được nhận thư giới thiệu cho quá trình nộp đơn sau này. Dự án Cát Nhi nghiên cứu cùng cố vấn của MiYork sau đó đã được chấp thuận trình bày ở các hội nghị khoa học quốc tế tại Bồ Đào Nha, Pháp và Úc - tạo một nền tảng kiến thức và thành tích vững chắc cho Cát Nhi trong việc nộp các vị trí trợ lý nghiên cứu (RA) sau này trên đại học.
Bài luận lấy cảm hứng về chiếc ghế sofa chinh phục ban tuyển sinh Đại học Chicago
Đại học Chicago, một trong những ngôi trường kinh tế hàng đầu thế giới và Hoa Kỳ, nổi tiếng với những câu hỏi luận vô cùng hóc búa để tìm ra những học sinh có suy nghĩ sáng tạo, độc đáo nhất, để cùng gia nhập vào cộng đồng học sinh - học giả của mình. Nào là:
“Tìm x”
“Thứ gì có thể chia được cho 0?”
Các câu hỏi trên hằng năm làm đau đầu biết bao ứng viên. Vậy x Cát Nhi đang tìm là gì?
Việt Nam có 1 câu tục ngữ: “Trăm nghe không bằng một thấy, một chạm hơn vạn lần nghe”. Ngụ ý câu nói là một lời khuyên dành cho mọi người về sự cần thiết của việc nhìn tận mắt, không nên tin theo những lời đồn đại mà đã vội đưa ra quyết định, và coi rằng thứ mình nghe thấy là sự thật, là kiến thức.
Tuy nhiên, bài luận của Cát Nhi tiến xa hơn quan niệm này: Dù có thấy, có sờ ta vẫn chưa thể thứ mình cảm nhận là sự thật - chỉ có việc tìm tòi, nghiên cứu vấn đề dưới nhiều góc độ thì sự thật mới có thể đến gần với ta.
Bài luận của Nhi bắt đầu từ việc dùng điện thoại của ông ngoại chụp ghế sofa ngày nhỏ với câu hỏi về cấu tạo của chiếc ghế ấy. Khi em phóng to bức ảnh, em nhìn thấy những điểm ảnh và lầm tưởng đó là thứ tạo nên chiếc ghế. Sau này, em mới biết hình ảnh chiếc sofa được cấu tạo từ các điểm ảnh, mà chiếc sofa thật thì được tạo nên bởi các hạt vật chất. Trong quá trình lớn lên, Nhi nhận ra nhận thức ban đầu của em về một lăng kính không sai, chẳng qua là có nhiều góc nhìn không giống nhau và điều quan trọng là bản thân học được những giá trị khác nhau trong sự khác biệt đó. Bài luận đặc sắc ấy không chỉ thể hiện rõ giá trị của con người Cát Nhi mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với Ban tuyển sinh của Đại học Chicago.
Câu chuyện của Cát Nhi là minh chứng cho sức mạnh của khát khao học hỏi và nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được ước mơ. Giống như câu nói của một người truyền cảm hứng với Nhi, ‘‘Thứ mà bản thân mình muốn có, chính mình phải tự giành lấy!”.
Với học bổng toàn phần gần 10 tỷ VNĐ để theo học tại Uchicago trong 4 năm tiếp sau, Cát Nhi hiện nay vẫn tiếp tục các dự án nghiên cứu của mình. Từ một cô bé em út của nhà MiYork, Cát Nhi giờ đây đã là một “bà chị” rất uy tín trong cộng đồng học sinh MiYork, liên tục là cứu tinh cho các em khóa dưới khi gặp khó khăn trong các vấn đề học thuật và ngoại khóa.
Cảm ơn Cát Nhi đã đến với cộng đồng MiYork. MiYork mong rằng em sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong thành trình của mình.